Nhãn

Hiển thị các bài đăng có nhãn ISO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ISO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

GIỚI THIỆU ISO 9001: 2015

ISO - 9001 - 2015



ISO 9001: 2015
A.                Khái quát cơ bản
Ngày 15/09/2015 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001:2008

ISO - 9001 - 2015


Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF) các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Điều này có nghĩa giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chỉ có thể được cấp kể từ ngày 15/09/2015 và mọi giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2018.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Hội nghị triển khai mô hình trường tiên tiến tại Trường CĐ Kinh tế TP.HCM

TS Vương Lập Bình đã triển khai QĐ 3036 tại Trường CĐ Kinh tế TPHCM.
TS Vương Lập Bình đã triển khai QĐ 3036 tại Trường CĐ Kinh tế TPHCM.
Hội nghị triển khai mô hình trường tiên tiến tại Trường CĐ Kinh tế TP.HCM
Hội nghị triển khai mô hình trường tiên tiến tại Trường CĐ Kinh tế TP.HCM
TS Vương Lập Bình đã triển khai QĐ 3036 tại Trường CĐ Kinh tế TPHCM.
TS Vương Lập Bình đã triển khai QĐ 3036 tại Trường CĐ Kinh tế TPHCM.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

TS Vương Lập Bình tập huấn HTQLCL và kiểm định chất lượng tại Trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài gòn

Ngày 29/1/20015 Tại trường Trung Cấp Kỹ Thuật & Nghiệp Vụ Nam Sài Gòn . TS Vương Lập Bình tập huấn hệ thống quản lý chất lượng và kiểm định chất lượng cho hơn 100 cán bộ, giáo viên nhà trường . Trong quá trình tập huấn, quý thầy cô trường Nam Sài Gòn rất hăng say tham gia buổi tập huấn này. Với những cách diễn đạt đầy sức thuyết phục TS Vương Lập Bình đã để lại những tiếng cười, những tiếng vỗ tay hân hoan từ phía quý nhà trường vì đã hiểu và nắm rõ thế nào là iso và thực hiện nó như thế nào. Kết thúc buổi tập huấn TS Vương Lập Bình nhận được những tràng pháo tay chân thành và niềm vui từ phía nhà trường.

TS-Vuong-Lap-Binh-Tap-huan-he-thong-quan-ly-chat-luong-tai-truong-trung-cap-ky-thuat-va-nghiep-vu-Nam-Sai-Gon

TS-Vuong-Lap-Binh-Tap-huan-he-thong-quan-ly-chat-luong-tai-truong-trung-cap-ky-thuat-va-nghiep-vu-Nam-Sai-Gon

TS-Vuong-Lap-Binh-Tap-huan-iso-9001-2008-tai-truong-trung-cap-ky-thuat-va-nghiep-vu-Nam-Sai-Gon

TS-Vuong-Lap-Binh-Tap-huan-iso-9001-2008-tai-truong-trung-cap-ky-thuat-va-nghiep-vu-Nam-Sai-Gon

TS-Vuong-Lap-Binh-Tap-huan-iso-9001-2008-tai-truong-trung-cap-ky-thuat-va-nghiep-vu-Nam-Sai-Gon

TS-Vuong-Lap-Binh-Tap-huan-iso-9001-2008-tai-truong-trung-cap-ky-thuat-va-nghiep-vu-Nam-Sai-Gon

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Tăng cường thời lượng tập huấn nâng cao năng suất chất lượng cho người lao động

Chiều ngày 15-5-2014, Sở Khoa học – Công nghệ tổ chức buổi hội thảo “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang” tại Hội trường Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Kiên Giang. Gần 70 đại biểu đại diện các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự.
TS - Vuong - Lap - Binh - Gioi - Thieu - - giai - phap - nâng- cao - nang- luc - canh - tranh - doanh- nghiep

TS. Vương Lập Bình giới thiệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tại hội thảo, đại biểu được nghe Tiến sĩ Vương Lập Bình – Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Quản lý IMCC giới thiệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng và tham gia Giải thưởng chất lượng quốc gia; đồng chí Trần Giang Khuê – Phó trưởng Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh - Cục Sở hữu trí tuệ giới thiệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp; đồng chí Dương Minh Tâm – Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ tỉnh báo cáo dự án “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang”.
TS- vuong- lap- binh- cung- pho- giam - doc - so - khoa- hoc- cong- nghe - kien - giang
Đồng chí Dương Minh Tâm (bìa phải) – Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ tỉnh dẫn đại biểu tham gia hội thảo tham quan phòng phân tích thử nghiệm tại Trung tâm.
Đại biểu tham dự hội thảo còn tham quan Phòng Phân tích – Thử nghiệm của Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ tỉnh và phòng Kiểm định của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng; xem phóng sự giới thiệu Dự án “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” và các doanh nghiệp triển khai dự án này. Tại hội thảo, nhiều ý kiến đại biểu ý kiến về các vấn đề còn vướng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, đăng ký logo…; tăng cường thời lượng tập huấn nâng cao năng suất chất lượng cho người lao động tại các công ty tham gia thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.

HUỲNH LÀI – TÚ VÂN


Nguồn: Sở Khoa Học & Công Nghệ Kiên Giang

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

OHSAS 18001:2007 là gì?



OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp, tiêu chuẩn OHSAS 18001 được quốc tế công nhận và được các công ty, tập đoàn lớn áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Tiêu chuẩn này cung cấp cho các tổ chức (doanh nghiệp, trường học, cơ quan, ...) một khuôn khổ để xác định, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn của của người lao động tại nơi làm việc của họ.

OHSAS 18001:2007 - Hệ thống giúp Doanh nghiệp quản lý rủi ro, nâng cao uy tín và sự tín nhiệm.

Một hệ thống quản lý khoa học và chặt chẽ nhằm ngăn ngừa những rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp như OHSAS 18001:2007 sẽ giúp cho Doanh nghiệp nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, đảm bảo Doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của luật liên quan đến an tòan và sức khỏe nghề nghiệp, ngăn ngừa những rủi ro về tai tiếng do bị cáo buộc về vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm với người lao động. 

Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là gì?



ISO 14001:2004 là một tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO ban hành lần thứ 2 vào năm 2004. Tên gọi đầy đủ của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

Tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 là gì?



SO/TS 16949:2009 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dành riêng cho các nhà cung cấp linh kiện Ô tô, ISO/TS 16949:2009 có tên gọi đầy đủ dịch ra tiếng việt là Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu cụ thể dành cho việc áp dụng ISO 9001:2008 đối với các tổ chức sản xuất Ô tô và cung cấp các dịch vụ, linh kiện Ô tô.

Đảm bảo an toàn thực phẩm bằng chuẩn ISO 22000, GMP, HACCP, BRC, Global Gap, ...



Bối cảnh về yêu cầu an toàn thực phẩm ngày nay.

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người tiêu dùng không chỉ còn quan tâm đến vị ngon thực phẩm mà còn quan tâm đến thực phẩm họ đang dùng có an toàn cho sức khỏe của họ không? có chứa những chất ảnh hưởng đến sức khỏe của họ không? có hợp vệ sinh không?...

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

ISO 9000:2000



ISO 14000




ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…

7 SAI LẦM LỚN CỦA DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG ISO 9001

7 SAI LẦM LỚN CỦA DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG ISO 9001





7 sai lầm lớn của doanh nghiệp khi áp dụng Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Đánh Gía Sự Phù Hợp ISO Là Gì



Đánh giá sự phù hợp là quá trình dùng để chỉ ra rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc một hệ thống đáp ứng được các yêu cầu quy định. Những yêu cầu này có thể thuộc một tiêu chuẩn ISO nào đó
Đánh giá sự phù hợp là quá trình dùng để chỉ ra rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc một hệ thống đáp ứng được các yêu cầu quy định. Những yêu cầu này có thể thuộc một tiêu chuẩn ISO nào đó. Tuy nhiên, ISO (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa - International Organization for Standardization) không tự thực hiện đánh giá sự phù hợp.

Top 10 Lý Do sử dụng chứng nhận ISO 9001

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DUNG ISO 9001



1. Tăng độ hài lòng của khách hàng: ISO 9001 yêu cầu phải theo dõi sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ/ sản phẩm do doanh nghiệp của bạn cung cấp. Nó có nghĩa là Doanh nghiệp bạn phải xác định các phương pháp thu thập thông tin thỏa mãn của khách hàng và sử dụng các thông tin này để cải tiến dịch vụ của mình.

ISO 9001 - Qúa Trình Chứng Nhận

Qúa Trình Chứng Nhận ISO 9001 


Khái quát

Nếu chuẩn bị đúng cách và hiểu rõ về những điều cần thiết cho đánh giá ISO 9001, hầu hết mọi tổ chức đều có thể đạt được chứng nhận trong vòng 3 đến 6 tháng tùy thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.

Trong giai đoạn này, một điều cần thiết là phải có một ai đó (nội bộ hoặc bên ngoài) có kinh nghiệm về thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng và biết những việc cần thiết để đạt được chứng nhận ISO 9001.

ISO 9001 và lợi ích của ISO mang lại


LỢI ÍCH CỦA ISO 9001



Có một chứng chỉ ISO 9001 sẽ đem lại lợi ích tối đa cho tổ chức của bạn nếu tổ chức tiếp cận triển khai ISO 9001 theo hướng thực tế. Điều này đảm bảo các hệ thống quản lý chất lượng được điều chỉnh, thực hiện để cải tiến kinh doanh và không phải chỉ đơn thuần là một chuỗi quy trình và nhân viên khó quản lý được.

ISO 9001 là gì ?

ISO 9001 là một trong số các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9000



Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thay thế tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cũ và nhằm mục tiêu cung cấp các hệ thống quản lý chất lượng có thể đem lại những lợi ích thực sự cho tổ chức của bạn để giúp bạn quản lý hiệu quả công việc kinh doanh và thực hiện theo những phương pháp thực hành tốt nhất.

Chứng nhận ISO 9001 sẽ đem đến cho công ty bạn hệ thống quản lý tạo nền móng vững chắc để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, tạo động lực cho nhân viên và liên tục cải tiến.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

ISO 9001:2008

ISO 9001:2008 là một tiêu chuẩn quy định chuẩn mực cho một hệ thống quản lý khoa học, chặc chẽ đã được quốc tế công nhận, ISO 9001:2008 dành cho tất cả các loại hình Doanh nghiệp, từ Doanh nghiệp rất lớn như các tập đòan đa quốc gia đến những Doanh nghiệp rất nhỏ với nhân sự nhỏ hơn 10 người. Một Doanh nghiệp muốn liên tục tăng trưởng, đạt được lợi nhuận cao và liên tục duy trì tỷ suất lợi nhuận cao, Doanh nghiệp đó nhất định phải có một hệ thống quản lý khoa học chặc chẽ như ISO 9001:2008 để sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực hiện có.

ISO là gì ? Phân loại tiêu chuẩn ISO

ISO Là gì ? Phân loại tiêu chuẩn ISO

ISO

 ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình 

Vì sao gọi là ISO ? 

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

ISO là gì? Các loại ISO hiện nay

ISO là gì? Các loại ISO hiện nay 




ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện.


Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình.

Phân loại bộ danh mục tiêu chuẩn ISO
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004...): Hệ thống quản lý chất lượng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (gồm ISO 14001, ISO 14004...): Hệ thống quản lý môi trường.

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 (gồm ISO 22000, ISO 22002, ISO 22003, ISO 22004, ISO 22005, ISO 22006...): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn 

ISO 22000.
ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận.

ISO/TS 19649: Được xây dựng bởi Hiệp hội ôtô quốc tế (IATF) - The International Automotive Task Force. 
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949: 2002 là quy định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn HTQLCL ngành công nghiệp ôtô toàn cầu như: QS 9000 (Mỹ), VDA6.1 (Đức), EAQF (Pháp), AVSQ (Ý) với mục đích loại bỏ nhiều chứng nhận nhằm thỏa mãn yêu cầu của nhiều khách hàng. Đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc cho các nhà sản xuất ôtô trên thế giới.
ISO 15189: Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế (yêu cầu cụ thể về năng lực và chất lượng Phòng thí nghiệm Y tế), (Phiên bản đầu tiên ban hành năm 2003, phiên bản gần đây ban hành năm 2007 và có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 7782:2008).